Ngày xưa khi mọi thứ vẫn còn lạc hậu thì những việc làm thường chủ yếu là tự tay làm này nọ , thiếu máy mọc dụng cụ khiến cho mọi thứ trở nên khó khăn ,nhưng thời gian trôi qua , máy móc ngày càng phát triển giúp cho những việc làm thường ngày trong đời sống con người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết , những việc làm mà các cụ cố ngày xưa của chúng ta hay than vãn khó khăn này nọ chúng ta đều có thể giải quyết qua máy móc như : máy tính , máy in , điện thoại …. , nhưng các loại máy đều có một lịch sử khá là đa dạng , thì bài viết dưới đây sẽ nói về lịch sử của máy in .
Lịch sử hình thành của máy in laser .
Năm 1938 ý tưởng về chiếc máy in đầu tiên được xuất phát từ ý tưởng bởi anh chàng sinh viên Chester Carlson. Carlson đã đưa ý tưởng của mình cho hơn 20 công ty với mong muốn quyết tâm cho ra đời một chiếc máy có thể thay thế cho những tờ giấy than (carbon) đang được sử dụng lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1949, công ty Haloid tại New York mới đồng ý chi tiền để biến ý tưởng của Carlson thành một máy in “quy trình khô” sử dụng điện năng, được gọi là máy “kỹ xảo chụp ảnh” (xerography). Và Haloid chính là tiền thân của tập đoàn Xerox nổi tiếng tại Mỹ cho đến nay. Chính công nghệ in khô này là cánh cửa mở ra cho công nghệ in laser, một trong những công nghệ in thịnh hành nhất hiện nay.
Phải đến năm 1969 thì chiếc máy in laser EARS đầu tiên sử dụng công nghệ laser sơ khai mới được Trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto sản xuất và chiếc máy đầu tiên đã chính thức xuất xưởng tháng 11 năm 1971.
Tiếp theo đó là Xerox 9700 được đưa ra thị trường Mỹ và thế giới vào năm 1977. Sản phẩm đầu tiên sử dụng công nghệ sao chụp hình ảnh bằng laser với tốc độ nhanh, hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia laser để chiếu lên một trống từ chuyển động cho mực bắt vào giấy rồi sử dụng công nghệ nhiệt sấy khô cho mực bám chặt hơn.
Ngay lập tức 9700 “đánh bại” người anh em EARS của mình. Tốc độ in của 9700 lên đến 120 trang/ phút và được coi là tốc độ nhanh nhất trong dòng máy in laser thương mại tính đến nay. Vào cuối những năm 70, đầu thập niên 80, các nhà sản xuất như HP, Canon, Epson, Lexmark bắt đầu trên “đường đua” cho ra các sản phẩm máy in sử dụng công nghệ laser. Năm 1976 máy in serie 3800 đầu tiên của IBM tích hợp công nghệ in laser và “chụp ảnh điện”, tốc độ nhanh tới 20000 dòng trong 1 phút đã được sử dụng tại văn phòng Trung tâm thống kê của trung tâm dữ liệu Bắc Mỹ tại Wisconsin. Năm 1984, HP cho ra đời chiếc máy in LaserJet đầu tiên với độ phân giải 300dpi, cho hình ảnh text khá nét, 1 năm sau Apple cũng cho ra chiếc máy in laser của mình.
Tuy nhiên vào thời kỳ đó những chiếc máy in chỉ được sử dụng trong các văn phòng của các tổ chức, còn việc sử dụng trong gia đình là một việc xa xỉ bởi chúng có giá lên đến 3600 USD, và tất nhiên kéo theo đó là các trung tâm hay công ty dịch vụ sửa máy in chưa phổ biến Đến nay thì máy in công nghệ laser được sử dụng phổ biến hơn. Các sản xuất ngày giá cả và chất lượng cũng được cạnh tranh hơn để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Lịch sử hình thành và ra đời máy in kim
Trong khi Xerox tiếp tục phát triển công nghệ in của mình thì IBM cũng bắt tay vào sản xuất máy in. Nhưng IBM không làm ra những chiếc máy in công nghệ laser mà là chiếc máy in kim riêng của mình. Chiếc máy đầu tiên ra đời năm 1957, sử dụng ma trận đầu kim 5 x 7 để chấm qua băng mực làm hiện mực lên trang giấy cần in.
Tuy nhiên, đến giữa thập niên 70, những chiếc máy in kim dần bị lãng quên bởi tốc độ in chậm, độ phân giải thấp, chỉ in được chữ mà không in được tranh ảnh trong khi giá thành của chúng lại tương đôi cao. Ngày nay máy in kim cũng không còn được sử dụng rộng rãi, chỉ được dùng trong các cửa hàng, siêu thị để in hóa đơn như một thiết bị nhỏ gọn với chi phí cho các bản in thấp.
Lịch sử hình thành và ra đời máy in phun
Các nhà sản xuất sớm nhìn thấy “nội lực” của những chiếc máy in phun nhưng mãi đến cuối những năm 80 thì chúng mới được sử dụng rộng rãi trên thị trường mặc dù đã được “thai nghén” từ hơn 20 năm trước đó. Chiếc máy in phun đầu tiên được xuất xưởng năm 1976, đến năm 1988 mới được sử dụng rộng rãi trong gia đình lẫn doanh nghiệp với giá thành bằng 1/3 giá thành máy in laser cùng thời điểm. Trong khoảng thời gian 12 năm, máy in phun đã được thay đổi nhiều bởi các nhà nghiên cứu đã kiểm soát dòng mực chảy ra ở đầu phun mực xuống giấy và ngăn chặn được tình trạng đầu phun mực in bị khô. Đây cũng là thách thức mới cho Hp và Canon khi máy in phun xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, và rồi những sản phẩm đầu tiên của Hp, Canon cũng ra đời với giá 1000 USD, chất lượng tốt, độ phân giải 300 x 300dpi.
Để không thua kém, IBM cũng bắt tay vào sản xuất máy in phun sử dụng công nghệ phun giọt, mực bao phủ toàn bộ giấy với tốc độ nhanh nhưng lại gây lãng phí vì thế đã không được công chúng đón nhận. Ngày nay công nghệ phun giọt mực chỉ được sử dụng trong công nghiệp in nhãn mác, bao bì. Hầu hết các máy in phun hiện nay đều có thể điều chỉnh lượng mực in chảy ra, các đầu in ở dạng phun bụi kèm theo công nghệ nhiệt làm cho mực in bám chặt vào giấy, chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng khi thay thế cartridge lại khá đắt làm cho giá thành mỗi bản in cao hơn so với mỗi bản in laser. Với một số máy in phun mới thì việc thay cartridge không còn là vấn đề bởi người sử dụng chỉ việc thay những ống mực hết thậm chí còn tận dụng được vỏ mực cũ để giảm chi phí.
Đến nay, máy in không còn đơn thuần chỉ làm việc in ấn tài liệu như lúc mới “chào đời” mà đã tích hợp nhiều chức năng hơn. Và việc sử dụng máy in không còn là xa xỉ bởi chi phí đầu tư ban đầu và thiết bị thay thế không còn cao như trước. Tuy thế, để có một chiếc máy in đúng với mục đích, người tiêu dùng cũng phải đưa ra một số tiêu chí lựa chọn nhất định như chi phí đầu tư, chất lượng bản in, tốc độ, năng lượng vận hành…đôi khi cả diện tích sử dụng của chúng.
Liên hệ .
Nhưng dù cho máy in có phát triển đa dạng đến mức nào thì sau một thời gian sử dụng thì máy in cũng sẽ bắt đầu bị có lỗi trục trặc . Thế nên nếu bạn muốn sửa máy in hay nạp mực cho máy in tận nơi thì đến với công ty Cáp tốc Việt chúng tôi để sửa cho bạn ,sẽ có một bảng giá cho máy in cho bạn xem.